top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png

Bất chấp đại dịch, vốn chủ sở hữu BĐS ở Hoa Kỳ đã đạt kỷ lục 1,5 nghìn tỷ USD trong năm 2020

Mức tăng vốn chủ sở hữu bình quân hằng năm là $26.300 trên mỗi chủ sở hữu BĐS.

Theo Báo cáo Vốn chủ sở hữu BĐS mới nhất của CoreLogic cho quý 4 năm 2020, các chủ sở hữu nhà ở Hoa Kỳ có vay thế chấp (chiếm khoảng 62% tổng số bất động sản) đã báo cáo vốn chủ sở hữu tăng 16,2% so với năm trước, tương ứng với mức tăng tổng vốn chủ sở hữu hơn 1,5 nghìn tỷ USD, mức tăng trung bình 26.300 USD cho mỗi chủ sở hữu nhà, kể từ quý 4 năm 2019.

Do sự cạnh tranh đối với nguồn cung nhà bán đang giảm dần đã đẩy giá lên cao, lợi nhuận vốn chủ sở hữu trung bình hàng năm trong quý 4 năm 2020 đạt mức cao nhất kể từ năm 2013. Đối với các chủ sở hữu hiện tại, lợi nhuận này đã tạo ra một bước đệm chống lại những khó khăn tài chính do đại dịch và các phương tiện hỗ trợ để theo đuổi cải tạo khi mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà. Đối với thị trường rộng lớn hơn, lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhà cũng đã làm giảm nguy cơ nhà rơi vào nhóm âm vốn chủ sở hữu và đẩy người bán vào tình cảnh phải bán cắt lỗ.

"So với một năm trước đó, giá nhà đã tăng mạnh vào tháng 12 năm 2020 - 9,2%, theo Chỉ số Giá nhà CoreLogic - thúc đẩy khối lượng vốn chủ sở hữu nhà đối với chủ nhà trung bình có thế chấp lên hơn 200.000 USD", TS. Frank Nothaft, nhà kinh tế trưởng của CoreLogic. "Sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu này đã cho phép nhiều gia đình có kinh phí sửa sang lại nhà cửa, chẳng hạn như thêm một văn phòng hoặc nghiên cứu, tiếp tục góp phần vào mức kỷ lục của năm ngoái trong chi tiêu sửa chữa nhà cửa."

“Các yếu tố tích cực như lãi suất thấp kỷ lục và bùng nổ thị trường nhà ở đã khuyến khích nhiều gia đình gia nhập thị trường." Frank Martell, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của CoreLogic cho biết: "Đặc biệt là đối với những người mua lần đầu càng mong muốn có phần. Do đó, chúng ta có thể thấy nhiều người đang đi thuê nhà bắt đầu tham gia thị trường trong tương lai gần."

  • Vốn chủ sở hữu âm, hay còn gọi là thâm hụt vốn chủ sở hữu ,là thuật ngữ ám chỉ những người đi vay thế chấp vượt quá giá trị thực BĐS mà họ sở hữu. Kể từ quý 4 năm 2020, tỷ lệ vốn chủ sở hữu âm và các thay đổi theo quý và hàng năm như sau: Theo quý: Từ quý 3 năm 2020 đến quý 4 năm 2020, tổng số căn nhà vay thế chấp trong tình trạng vốn chủ sở hữu âm giảm 8% xuống còn 1,5 triệu căn.

  • Theo năm: Trong quý 4 năm 2019, 1,9 triệu ngôi nhà, tương đương 3,6% tổng số BĐSthế chấp, ở trong tình trạng thâm hụt vốn chủ sở hữu. Con số này giảm 21%, tương đương 410.000 bất động sản, trong quý 4 năm 2020.

  • Tổng giá trị quốc gia: Tổng giá trị vốn chủ sở hữu âm trên toàn quốc là khoảng 280,2 tỷ USD vào cuối quý 4 năm 2020. Con số này giảm so với quý 3 khoảng 3,4 tỷ USD, tương đương 1,2%.

  • Do vốn chủ sở hữu nhà bị tác động bởi giá nhà, những người vay có vị thế vốn chủ sở hữu tiệm cận +/-5% mức âm vốn chủ sở hữu rất có khả năng thoát khỏi tình trạng âm vốn chủ sở hữu hoặc bị đưa vào danh sách thâm hụt vốn khi có biến động về giá.


Nhận định về các tiểu bang và khu đô thị

Các bang có tốc độ tăng trưởng giá nhà mạnh mẽ và giá nhà cao tiếp tục có mức tăng vốn chủ sở hữu lớn nhất, trong khi các bang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch tiếp tục có mức tăng giảm dần.

  • California, Idaho và Washington có mức tăng vốn chủ sở hữu trung bình lớn nhất lần lượt ở mức 54.500 USD, 48.500 USD và 47.200 USD.

  • Trong khi đó, North Dakota có mức tăng vốn chủ sở hữu trung bình thấp nhất trong quý 4 năm 2020 ở mức 7.900 USD.

New York Office
bottom of page